BLOG

Phân biệt dấu xanh, dấu đỏ của Bộ Công Thương

03-11-2020

Bạn vào một website có một số website có màu đỏ một số lại màu xanh, chỉ là một doanh nghiệp nhỏ thì tạo sao cần xác nhận của Bộ Công Thương, EBO sẽ giải đáp thắc mắc làm thế nào phân biệt dấu xanh, dấu đỏ của Bộ Công Thương.

Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều áp dụng hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng internet. Đặc biệt thông qua các website bán hàng, sàn thương mại điện tử trở nên sống động qua từng ngày. Do sự phát triển nhanh chóng, nhà nước cần có cơ chế quản lý, giám sát hoạt động nhằm đảm bảo an toàn trong các giao dịch và đối tượng chịu trách nhiệm. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện mà không thực hiện nghĩa vụ này thì có nghĩa họ đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Người tiêu dùng khi vào các website này cũng cần lưu ý. Điều này đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như khách hàng.

Vì vậy, hoạt động đã đăng ký hay đã thông báo website là hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm quản lý các đơn vị chủ sở hữu website hoạt động thương mại điện tử dựa vào sự phân biệt dấu xanh, dấu đỏ của Bộ Công Thương.

Cách phân biệt dấu xanh, dấu đỏ của Bộ Công Thương

Sau khi website đã đăng ký với Bộ Công Thương, bạn có thể gắn logo đã xác thực của bộ công thương lên website kèm theo đường dẫn đến trang thông tin xác thực trên http://online.gov.vn. Điều này được xem như một dấu hiệu khẳng định website của chủ sở hữu.

Có 2 loại hình để xác nhận website đó đã thực hiện nghĩa vụ với Bộ Công Thương gồm: 

  • Con dấu xanh: “Đã thông báo với Bộ Công Thương”.

  • Con dấu đỏ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”.

Hai “con dấu” này khác nhau ở điểm nào?

  • Con dấu màu xanh dương là biểu tượng dành cho website thực hiện xúc tiến thương mại và tự quảng cáo, bán hàng hóa của chính công ty mình. Ví dụ như: Lsx.vn chẳng hạn. 

  • Con dấu màu đỏ là biểu tượng dành cho các website liên quan đến sàn thương mại điện tử, trang đấu giá, khuyến mại. Ở đây, chủ sở hữu website tạo một “chợ online”, sàn giao dịch, một Hub để kết nối người mua và người bán. Chủ sở hữu website sẽ không bán hàng hóa mà quản lý hoạt động giao dịch. Ví dụ: Lazada, shopee … 

Khi nào phải đăng ký trang web với Bộ Công Thương? 

Thương nhân hoặc doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện thông báo website với Bộ Công Thương ngay khi website thiết kế xong. Đối với đăng ký website bán hàng với Bộ Công Thương, công ty bạn nên hoàn thành thủ tục đăng ký trước khi cho website hoạt động trao đổi thương mại đề phòng trường hợp bị phát hiện và xử phạt nặng.

Lợi ích của việc đăng ký với Bộ Công Thương

  • Đảm bảo quá trình vận hành thuận lợi, không bị xử phạt, xóa bỏ wesbsite.

  • Tạo lòng tin với khách hàng, đảm bảo về thương hiệu.

  • Tránh các công ty giả mạo, lợi dụng tên tuổi.

  • Thông tin mua bán được bảo mật.

Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm, EBO sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc, gỡ rối các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký website thương mại điện tử. Bạn sẽ không phải đau đầu suy nghĩ về việc mình cần làm gì, cần chuẩn bị những hồ sơ nào, nếu hồ sơ không được xét duyệt sẽ cần xử lý ra sao… Bạn chỉ cần giao lại nhiệm vụ đó cho EBO và chờ đợi kết quả sau cùng.

Hãy để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của EBO sẽ liên hệ lại ngay.